Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long
Các nhà khoa học đã phát hiện trong Hoàng thành nhiều di tích đặc biệt quan trọng có giá trị khoa học cao về lịch sử và văn hóa Thăng Long. Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy tận mắt một phần diện mạo cực kỳ phong phú và to đẹp của các cung điện ở trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Hoàng thành nhìn từ ngoài
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Hoàng thành xưa
Hoàng thành xưa
Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long. VnExpress.net giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quần thể di tích này, nằm trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưacủa hai bố con nhà giáo Đoàn Thịnh và kiến trúc sư Đoàn Bắc.
Cổng hoàng thành
Các bức ảnh được chụp vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi Pháp vào xâm chiếm nước ta. Trải qua cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn cùng sự tàn phá của thực dân, Hoàng thành trở nên xơ xác, tiêu điều. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được dời vào Phú Xuân, Huế, quần thể di tích Hoàng thành xưa được gọi là Thành Hà Nội.
Đoan Môn – cửa chính đi vào Hoàng thành Thăng Long xưa.
Đoan Môn còn lại của ngày nay.
Cửa Bắc Hoàng thành xưa.
Cửa Bắc ngày nay
Bắc Môn xưa và nay đều vẫn còn nguyên hai vết đại bác do quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882.
Khung cảnh Hậu lâu – nơi ở của các cung tần mỹ nữ.
Một góc Hậu lâu còn lại đến nay.
Điện Kính thiên trong Hoàng thành.
Nền đất nơi từng tồn tại Điện Kính Thiên
Một góc thềm Điện Kính Thiên
Rồng đá trên thiềm Điện Kính Thiên ngày nay.
Cột cờ xưa
Cột cờ Hà Nội nay.
Hàng thập kỷ qua đã có những cuộc khai quật khảo cổ học nhằm tìm kiếm dấu tích các cung điện của các triều đại Lý – Trần – Lê trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, nhưng kết quả mang lại chưa đáng là bao so với những tài liệu thư tịch cổ ghi chép.
Dường như những tranh luận chung quanh vấn đề xác định không gian khu vực Hoàng thành qua các đời vẫn đang tiếp tục giữa các nhà khoa học. Nhưng cho đến thời điểm này thì những nhà khảo cổ đã có thể khẳng định được rằng, cuộc tìm kiếm đó đã phần nào hé lộ kết quả.
Kiến trúc xưa
Các tượng rồng, phượng cỡ lớn trang trí đẹp chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê xây dựng ở đây hết sức công phu. Hệ thống các gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng có năm móng và chữ Quan do Việt Nam sản xuất. Hệ thống di vật như súng thần công, vũ khí, các loại tiền đồng, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức bằng kim loại đen, mầu, kim loại có ánh vàng phản ánh nhiều mặt về kinh tế, xã hội Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Từ cuối tháng 12 năm 2002, được sự cho phép của các cơ quan chức năng, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên diện tích gần 14.000 m2, cạnh đường Hoàng Diệu (Hà Nội) và đã tìm thấy nhiều di tích quan trọng về lịch sử Thăng Long xưa.
Kiến trúc xưa
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Thành bao quanh bởi đường Trần Phú – Điện Biên Phủ – Độc Lập – Hoàng Văn Thụ – Hoàng Diệu – Phan Đình Phùng và Nguyễn Tri Phương.
Ngày 1/8, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Phạm vi di sản được thế giới công nhận chính là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích cạnh đó. Đây chính là trục trung tâm của Cấm Thành còn sót lại, gồm: Cột cờ – Đoan Môn – Kính Thiên – Hậu Lâu và Bắc Môn.
Đoan Môn, cửa chính đi vào Hoàng thành
Cổng thành nhìn từ phía đường Hoàng Diệu.
Cổng dẫn vào điện Kính Thiên được xây gạch với kiểu nóc mái chồng 2 lớp.
Súng thần công bằng gang trước cửa điện Kính Thiên
Một góc khuôn viên khu trung tâm Hoàng thành
Thành Bắc Môn được xây bằng đá tảng, gạch nung rất kiên cố từ triều Nguyễn
Hai vết đại bác của quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882 trên thành Bắc Môn. Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chỉ huy quân dân chiến đấu bảo vệ thành.
Qua bóc tách các lớp đất các nhà khảo cổ đã nhận ra được di tích của các thời đại chồng lấp lên nhau, lớp văn hóa lâu nhất là dấu tích của thời kỳ tiền Thăng Long, có niên đại thế kỷ 7-9, ở giữa là lớp văn hóa Đinh-Lê, thời Lý và thời Trần, lớp trên cùng là thời Lê và thời Nguyễn.
Một trong những phát hiện tạo được sự chú ý nhiều nhất đối với các nhà khảo cổ là di tích kiến trúc. Qua các hố khai quật các chuyên gia khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích kiến trúc nền móng của một cung điện lớn dài 62 m, rộng 27 m với chín gian nhà thuộc thời Lý và thời Trần với hệ thống 40 trụ móng cột được người đời xưa xử lý chống lún rất kiên cố.
Lộ trình tham quan Hoàng thành Thăng Long cụ thể như sau:
– Từ cổng 19C Hoàng Diệu, khách tham quan đi qua sân Quảng trường Đoan Môn, thăm lầu Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, di tích Cách mạng D67, lầu Hậu Lâu, tiếp đó đi bộ qua đoạn đường đã được lắp đặt hệ thống đèn đặc biệt để tham quan khu khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Cùng với 20 hướng dẫn viên, còn có đội ngũ sinh viên tình nguyện tham gia hướng dẫn du khách.
– Ngoài ra, du khách có thể tham quan khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long tại hai khu vực A và B (hiện nay đã có 4 khu A, B, C, D được khai quật). Trong hai khu vực khảo cổ A và B này, có nhiều phế tích kiến trúc như: các cửa và hệ thống cống thoát nước (thời Lý – Trần), dấu vết nền cung điện, các đoạn thành, các giếng cổ (thời Đại La, thời Lê), các con đường cổ, các chân cột trụ…
Nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy được quy mô khá đầy đủ của một kiến trúc cung điện rất lớn thời Lý – Trần ở Thăng Long. Đáng ngạc nhiên hơn, tại hố A1, qua gần 1.000 năm nằm dưới các tầng đất đá, một giếng nước cổ thời Lý vẫn còn khá nguyên vẹn, có đường kính 68 cm và sâu 2,5 m cùng hai giếng thời Lê. Tiếp đó là dấu tích hai nền móng cung điện thời Lý có chân tảng đá hoa sen, với chiều dài 24,50 m, rộng 20 m. Đây là di tích cung điện Lý duy nhất hiện nay ở Thăng Long còn nguyên vẹn, cơ sở là chân tảng hoa sen được xếp đặt ngay ngắn trên các trụ móng cột.
Cũng qua các hố khai quật đã làm xuất lộ những hệ thống cột gỗ trên chân tảng thời tiền Thăng Long, hệ thống trụ móng sỏi thời Lý-Trần, hệ thống các nền gạch thời Lý-Trần chạy theo hướng bắc-nam. Đáng lạ là, những hệ thống cống thoát nước thời Lý-Trần nay vẫn đang còn với đầy đủ dấu tích. Có con đường rải sỏi thời Lý -Trần chạy dài 27,5 m hiện còn dấu vết
Hoàng thành về đêm
Tổng số di vật tìm thấy ước tính hơn ba triệu, chủ yếu là gạch, ngói, và đồ gốm trang trí kiến trúc. Trong số này có hàng trăm di vật lần đầu tiên được tìm thấy trong Hoàng cung Thăng Long. Đáng kể như có hàng vạn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, đặc biệt viên gạch có khắc chữ Hán “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, nhằm chỉ rõ là gạch để xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Đinh-Lê, gạch “Lý gia đệ tam Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”, chỉ rõ đó là gạch xây dựng các cung điện nhà Lý năm 1057…
Ngắm cảnh Hoàng Thành về đêm