Những điều cần biết khi đến thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Danh Mục Nội Dung
Những điều cần biết khi đến thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Đến với thủ đô Hà Nội mỗi người con dân của đất nước Việt Nam anh hùng đều muốn một lần được vào lăng viếng Bác. Người lãnh tụ vĩ đại, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đối với những người con phương xa lần đầu đến thăm lăng Bác, chắc hẳn bạn sẽ cần tìm hiểu về những quy định khi vào lăng viếng Bác phải không nào? Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử và những lưu ý khi vào viếng thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nhé.
Lịch sử hình thành
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng chính thức vào ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn. Lăng được chính thức khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975.Công trình là sự tưởng nhớ của đảng và nhân dân đối với công ơn trời bể của người anh hùng vĩ đại của dân tộc. Trước khi mất bác Hồ có căn dặn muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Lăng Bác được xây dựng trên nền cũ của Quảng trường Ba Đình nơi bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
Kiến trúc lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Lăng được xây dựng trên nền cũ của lễ đài giữa quảng trường Ba Đình, nơi bác Hồ đã chủ trì các cuộc mít tinh lớn và đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Để góp phần xây dựng nên khu lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân cả nước để góp nên những phần nguyên vật liệu nhỏ với mong muốn tưởng nhớ sâu sắc đến vị lãnh tụ ngàn kính yêu của nhân dân Việt Nam. Theo đó, khi xây dựng lăng chủ tịch Cát được lấy từ suối Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình do người dân tộc Mường đem về. Đá cuội được chuyển từ các con suối vùng Sơn Dương, Chiêm Hoá, Ngũi Thỡa, Tuyên Quang… Đá chọn xây lăng từ khắp các nơi: đá Nhồi ở Thanh Hoá, đá Hoa (chùa Thầy), đá đỏ núi Non Nước… Nhân dân dọc dãy Trường Sơn cũng gửi ra 16 loại gỗ quí. Các loài cây từ khắp các miền được mang về đây như: cây chũ nõu ở Đền Hùng, hoa ban ở Điện Biên-Lai Châu, tre từ Cao Bằng… Thanh thiếu niên cũng tổ chức buổi tham gia lao động trong việc mài đá, nhổ cỏ, trồng cây. Hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, thiết kế xây lăng và bảo quản thi hài Hồ Chí Minh do các chuyên gia Liên Xô đảm nhiệm.
Lăng được thiết kế gồm 3 lớp với chiều cao chiều dài 320 m, rộng 100 m, và 240 ô cỏ xanh tươi suốt bốn mùa.Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính của lăng có dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng màu mận chín. Trong lăng là thi hài Bác đặt trong hòm kính được ghép bằng đá đen huyền lấp lánh muôn ngàn hạt sáng. Qua lớp kính trong suốt, Bác Hồ yên nghỉ trong bộ quần áo ka ki bạc màu, dưới chân Bác vẫn là đôi dép cao su giản dị của người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Hệ thống cụm di tích bên trong khuân viên lăng chủ tịch
Vào lăng viếng Bác du khách còn được tham quan ngôi nhà sàn Hồ Chí Minh nơi Bác đã làm việc trong suốt những năm cuối đời, ngắm cảnh tận hưởng không khí bình yên trong khuân viên với ao cá cùng những đàn cá bơi lội tung tăng với đầy màu sắc, chùa một cột. Và được tham quan viện bảo tàng Hồ Chí Minh lịch sử nơi trưng bày những hình ảnh về năm tháng hoạt động cách mạng của Người và tái hiện hình ảnh đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Khu nhà sàn Bác Hồ
Ao cá Bác Hồ
Chùa một cột
Thời gian mở cửa
Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Bảy, Chủ Nhật. Thứ Hai và Thứ Sáu không tổ chức lễ viếng.
Mùa nóng (từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 31 tháng 10): Thời gian từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút.
Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ.
Mùa lạnh (từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 31 tháng 3 năm sau): Thời gian từ 8 giờ đến 11 giờ.
Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8 giờ đến 11 giờ 30 phút.
Ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên đán nếu trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Du khách là người Việt Nam sẽ không mất phí vào cửa. Khách nước ngoài mất khoảng 25.000đ vé vào thăm bảo tàng và khoảng 25.000đ vé vào thăm khu nhà sàn Bác Hồ.
Quà lưu niệm
Đến tham quan quần thể di tích lăng Bác bạn có thể mua quà lưu niệm trên dọc đường khu vực gần bảo tàng Hồ Chí Minh.
Phương tiện di chuyển
Xe bus:
Xe dừng lại ở số 18A Lê Hồng Phong (từ điểm này đến lăng Bác gần nhất):
Xe số 09: Hướng đi: Bờ Hồ – Cầu Giấy – Bờ Hồ.
Xe số 18: Hướng đi: Bách Khoa – Long Biên – Chùa Bộc – Bách Khoa.
Xe số 33: Hướng đi: Xuân Đỉnh – Bến xe Mỹ Đình.
Xe dừng lại ở số 34 – 36 Hoàng Diệu:
Xe số 22: Hướng đi: Bến xe Gia Lâm – Viện 103.
Xe số 33: Hướng đi: Xuân Đỉnh – Bến xe Mỹ Đình.
Xe số 45: Hướng đi: Nam Thăng Long – Times City.
Xe số 50: Hướng đi: Long Biên – Sân vận động quốc gia.
Xe dừng lại ở đối diện tượng đài Bắc Sơn:
Xe số 22: Hướng đi: Viện 103 – Bến xe Gia Lâm.
Xe số 33: Hướng đi: Bến xe Mỹ Đình – Xuân Đỉnh.
Xe số 45: Hướng đi: Times City – Nam Thăng Long.
Xe số 50: Hướng đi: Sân vận động quốc gia – Long Biên.
Riêng xe số 09 hướng đi Cầu Giấy – Bờ Hồ, có điểm dừng ở 91 – 93 Lê Hồng Phong, từ đây bạn có thể đi bộ sang đường Ngọc Hà để vào tham quan Lăng.
Phương tiện cá nhân:
Từ Hồ Gươm, bạn đi theo đường Tràng Thi, đến ngã ba thì rẽ ra Điện Biên Phủ. Đi thẳng dọc đường Điện Biên Phủ là tới quảng trường Ba Đình lịch sử. Tuy nhiên, để gửi xe vào lăng, bạn lưu ý ngã ba rẽ trái sang Lê Hồng Phong (qua đoạn giao cắt Điện Biên Phủ – Hoàng Diệu tầm 20m), đi thẳng theo đường Lê Hồng Phong là tới đường Ngọc Hà, đầu đường Ngọc Hà chính là lối vào tham quan lăng Bác.
Quãng đường dài khoảng 2,5km và bạn sẽ mất 10 phút đi bằng xe gắn máy, 20 phút đi bằng xe đạp và hơn nửa tiếng nếu đi bộ.
Bạn nên gửi xe ở 2 địa điểm:
Đường Ông Ích Khiêm, đối diện Bộ Tư lệnh lăng Bác.
Đường Ngọc Hà, cổng vào bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bản đồ lối vào và lối ra khu vực lăng Bác
Một số lưu ý khi vào lăng viếng Bác
Tư trang: Khi vào viếng lăng Bác cần ăn mặc lịch sự và nghiêm túc, không mặc quần áo quá ngắn hay mang tính chất phản cảm khi vào tham quan lăng. Bảo vệ có thể không cho phép bạn vào trong lăng nếu bạn vi phạm điều này.
Thái độ, hành vi: Thể hiện văn hóa, lịch sự không gầy ồn áo, mất trật tự, đi nhẹ, nói khẽ, và xếp hàng theo thứ tự.
Không cho trẻ em dưới 3 tuổi vào trong lăng.
phải thực hiện việc gửi hành lý theo quy định và sắp xếp của ban quản lý lăng. Không gửi đồ ăn uống, đồ điện tử, đồ trang sức hay đồ kim loại; bạn có thể sẽ không được phép gửi đồ.
Không chụp hình, ghi hình ở các khu vực cấm, đặc biệt là khu vực bên trong lăng.
Nội dung có thể bạn quan tâm khi đến Hà Nội
>> Các khách sạn giá rẻ ở Hà Nội
>> Các khuyến mại về Khách sạn, Tour du lịch
>> Các tour du lịch giá rẻ khởi hành từ Hà Nội
>> Điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội nếu có thời gian bạn nên đến.
Với những chia sẻ về những điều cần biết khi đến thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh trên kênh thông tin khachsangiarehanoi.com có thể giúp cho quý khách thêm lựa chọn cho mình những kế hoạch tốt nhất khi thăm quan, du lịch ở Hà Nội, điều đó sẽ góp phần làm cho chuyến đi của bạn trở nên hoàn hảo, tiết kiệm hơn.