Hồ Hoàn Kiếm – Hồ Gươm
Khu du lịch Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi tên khác là Hồ Gươm, cũng là khu di tích lịch sử, văn hóa.. của thủ đô Hà nội, bao gồm nhiều điểm di tích gọp lại thành khu du lịch hồ Hoan Kiếm nổi tiếng trong và ngoài nước. Hồ Hoàn Kiếm lâu nay được ví như là viên ngọc của thủ đô Hà Nội, nó nằm ngay trung tâm của quận Hoàn Kiếm và được gắn liền với nhiều triều đại dựng nước và giữ nước.
Trong bài này, website khachsangiarehanoi.com xin giới thiệu tới quý du khách thông tin về hồ Hoàn Kiếm cũng như những điểm du lịch trong quần thể này.
Hồ Hoàn Kiếm ( hồ Gươm) có trong bản đồ năm 1886, có diện tích khoảng 12ha, trước kia còn có nhiều tên khác như hồ Thủy Lục, Thủy Quân, Thủy Binh, Tả Vọng, Hữu Vọng… Hồ Hoàn Kiếm có chu vi sát hồ khoảng 1750m còn chu vi đường cơ giới vòng quanh hồ khoảng 2000m. Xung quanh hồ đượng quy hoạch và trồng nhiều loại cây, hoa đủ loại, kết hợp với bóng điện trang trí do đó hồ Hoàn Kiếm rất lung linh về đêm, và là điểm đến của người ở Hà nội để tản bộ thư giãn, hóng mát, tập thể dục… Nơi đây cũng thường tổ chức làm nơi bắn pháo hoa vào các dịp lễ, tết.
>> Những Hoạt Động Văn Hóa Khu Vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
>> Những điều cần biết khi đến thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
1) Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886, là sự kết hợp của kiến trúc Đông – Tây. Tháp hình chữ nhật. Tầng một: chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai: chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và có kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba: chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét. Tháp Rùa cũng có lịch sử riêng và hiện tại như 1 điểm chiêm ngưỡng du lịch và văn hóa của thủ đô Hà nội.
2) Cầu Thê Húc: là cầu dẫn từ bờ ra đền Ngọc Sơn, cầu đa số làm bằng gỗ và được sơn màu đỏ (chưa bao giờ thấy sơn màu khác). Đầu cầu có cánh cửa gỗ để hạn chế giờ tham quan và đền Ngọc Sơn, khoảng 17h chiều là hết giờ tham quan đền Ngọc Sơn nên cửa này cũng đóng lại. nếu quý du khách tham quan vào ban đêm thì chỉ có thể nhìn từ xa. Cầu Thê Húc được xây dựng từ năm 1865 và có tên ban đầu là ” nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.
3) Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ Hoàn Kiếm. Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xương là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo. Đền cũng là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham quan hàng ngày. Trong đền hiện còn trưng bày 1 xác ướp của cụ trước kia.
4) Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí. Vị trí tháp Bút ngay ở đầu cổng của cầu Thê Húc, vì thế đây là nơi nhiều du khách đứng chụp hình làm kỷ niệm khi ghé thăm hồ Hoàn Kiếm.
5) Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.
6) Tháp Hoà Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898). Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi “Hòa Phong Tháp”. Tháp Hòa Phong khá nhỏ so với bề dày lịch sử của nó, vì thế du khách ít để ý tới. Tháp nằm gần đối diện với Bưu Điện Hà Nội.
7) Đền thờ vua Lê: ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ.
Nội dung liên quan đến hồ Hoàn Kiếm có thể quý khách quan tâm
>> Khách sạn gần hồ Hoàn Kiếm ( hồ Gươm) Hà Nội / Tour Thăm Quan Du Lịch Hà Nội 1 Ngày